Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

CHIẾN TRANH LẠNH - phần 17

Trung Quốc và Hoa Kỳ nghĩ gì về nhau

Họ rất thích học đại học ở Hoa Kỳ, họ xem phim từ Hollywood và nghe nhạc từ New York, họ theo dõi các cầu thủ NBA trên truyền hình, và họ uống latte macchiatos đắt tiền trong một của những quán cà phê Starbucks mà hiện nay có tại gần như mỗi một ngã tư trong các thành phố lớnTrung Quốc. Nhìn sự hâm mộ của người Trung Quốc đối với văn hóa và tiểu văn hóa Mỹ, người ta có thể cho rằng người Trung Quốc có một mối quan hệ thoải mái với người Mỹ.
Phe giết rồng và phe ôm gấu trúc
Thế nhưng mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ là một mối quan hệ mâu thuẫn. Nó là một tình yêu-căm thù. Một mặt, nhiều người Trung Quốc ngưỡng mộ tính sáng tạo và lực cải mới – tuy là đang giảm dần – của người Mỹ, mặt khác, Hoa Kỳ đối với họ là địch thủ lớn tầm chiến lược, người mà theo ý họ đang tìm mọi cách để không cho Trung Quốc trở nên hùng cường. Vì vậy mà trong truyền thông nhà nước, nhưng cả trên nhiều trang mạng cá nhân, Hoa Kỳ được xem như là một mối đe dọa.
“Sự ngờ vực tầm mang tính chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ có cội rễ rất sâu xa và trong những năm vừa qua dường như còn sâu thêm nữa”, hai nhà chính trị học Kenneth Lieberthal (Hoa Kỳ) và Vương Tập Tư (Trung Quốc) viết chung trong một bài báo.
Nó tất nhiên là một sự ngờ vực lẫn nhau. Cả người Mỹ cũng có khó khăn với người Trung Quốc và trước hết là quy cho họ tất cả mọi điều xấu có thể nghĩ ra được: người Trung Quốc cướp việc làm của họ, đánh cắp công nghệ của họ và dự định tiến hành một cuộc chiến tranh mạng chống lại họ. Tất cả những nỗi lo sợ không rõ nét này đã nổi lên trong lần tranh cử của năm vừa rồi, khi cả Mitt Romney lẫn Barack Obama luôn với tới công cụ China-Bashing [Đánh Trung Quốc].
Cũng như ở Trung Quốc, mối quan hệ với Trung Quốc ở Hoa Kỳ cũng mâu thuẫn. Một mặt, người ta nhìn những thành công hết sức nhanh chóng của Trung Quốc về mặt kinh tế với một sự ngưỡng mộ nào đó, mặt khác, người ta khinh thường hệ thống chính trị độc tài. Đặc biệt giới tinh hoa Mỷ rất chia rẽ trong câu hỏi đất nước của họ phải đối xử như thế nào với Trung Quốc phi dân chủ đang hùng mạnh lên. Hố chia cắt sâu nhất là trong giới trí thức Mỹ, nơi có hai phái đứng đối diện với nhau mà không thể hòa giải được – dragon slayer và panda hugger – hay theo một cách phân chia phổ biến khác – blue team chốngred team.
Thuộc đội đỏ, những người hiểu Trung Quốc, ngoài những người khác là cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Henry Kissinger, hai nhà trí thức Kenneth Lieberthal và John Thornton của Brookings, Charles Freeman (Center for Strategic and International Studies, CSIS) và các đại diện của U.S.-China Bunisess Council. Đứng trong đội xanh đối nghịch là cựu sếp Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz, nhà báo Bill Gertz của Washington Times cũng như giáo sư kinh tế và tác giả (Death by China) Peter Navarro.
Hai phái tiến hành những cuộc tranh luận gay gắt. Đó một phần là những cuộc thảo luận mang nhiều xúc cảm. Nhưng cuối cùng thì cũng là việc hết sức quan trọng. Đó là câu hỏi liệu Hoa Kỳ có vẫn còn là nhà hoạt động toàn cầu quyết định tất cả mọi việc hay sẽ mất vai trò dẫn đầu về tay Trung Quốc.
Khán giả Mỹ theo dõi cuộc đấu tay đôi này như thế nào, thiện cảm của họ nằm ở đâu? Dường như đa số họ ủng hộ cho đội xanh. Vì theo một khảo sát của Gallup, Trung Quốc được xem như là kẻ thù lớn thứ nhì của đất nước. Chỉ về Bắc Triều Tiên là người Mỹ có một ý kiến xấu hơn vậy.

Hoa Kỳ đối xử với Trung Quốc như thế nào

Chủ tịch Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào, đã đáp xuống căn cứ không quân Andrews gần Washington vào buổi chiều của ngày 17 tháng Giêng 2011. Vào buổi tối – theo nghi thức là sự công nhận cao nhất cho một người khách nhà nước – có buổi ăn tối riêng với tổng thống trong Tòa Nhà Trắng. Vào ngày hôm sau, 21 phát súng đại bác chào mừng người khách Trung Quốc. Cái ngày có nhiều sự kiện đó chấm dứt với một buổi chiêu đãi có nhiều người nổi tiếng hiện diện, cả từ ngành kinh doan giải trí nữa. Sau khi ăn tôm hùm và bánh táo, huyền thoại nhạc Jazz Mỹ Herbie Hancock và người chơi dương cầm Trung Quốc Lang Lãng đã biểu diễn.
Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Hoa Kỳ
Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Hoa Kỳ
Đó là một cuộc họp thượng đỉnh không có những tiếng nói nghịch tai và đầy sự hài hòa, cái đã diễn ra vào đầu năm 2011 ở Hoa Kỳ. Sau đó, Hồ Cẩm Đào đã nói về một tình thế hai bên cùng có lợi. Các vị khách Trung Quốc thích coi trọng địa vị đã hài lòng, vì họ đã được tiếp đón với những nghi thức danh dự cao nhất, và tổng thống hai cường quốc có thể nói là đã gặp nhau ngang tầm. Chủ nhà Mỹ vui mừng vì hợp đồng xuất khẩu có giá trị 45 tỉ dollar đã được ký kết.
Tất nhiên là có ích và cần thiết, việc người Trung Quốc và người Mỹ đàm thoại với nhau – nhất là trên bình diện cao nhất. Nhưng họ có nói cùng tiếng nói không? Họ có hiểu nhau không? Ở đây thì sự nghi ngờ là thích đáng. “Vấn đề chính trong quan hệ giữa hai nước là sự nghi ngờ lẫn nhau”, Paul Gewitz, giám đốc của China Law Center ở Đại học Yale.
Nó là một sự ngờ vực đã đi kèm theo quan hệ của hai quốc gia từ 1949, với cường độ khác nhau. Quan hệ giữa hai nước luôn dao động rất lớn. Nó luôn phụ thuộc vào thời tiết chính trị thế giới đang thống trị. Trong quyển A Contest for Supremacy của ông, giáo sư Princeton Aaron Friedberg đã chia các quan hệ của hai cường quốc ra thành ba thời kỳ – mỗi thời kỳ bao gồm 20 năm. Ngay sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, người Mỹ đã bắt đầu cô lập và làm mất ổn định Trung Quốc cộng sản. Đó là thời cao trào chống cộng sản ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cố gắng xuất khẩu cuộc cách mạng của mình ra thế giới thứ ba. Hoa Kỳ muốn ngăn chận điều đó.
Giai đoạn ngăn chận Trung Quốc đầu tiên này kéo dài cho tới 1969. Chậm nhất là cho tới lúc đó, người Mỹ nhận ra rằng kẻ thù không phải ngồi ở Bắc Kinh, mà là ở Moscow. Trung Quốc đã lộ ra rằng mình là một con cọp giấy, nước Nga ngược lại – ít nhất thì người ta đã tin là như vậy vào thời đó – là một con gấu hung hãn. Vì lúc đó Liên bang Xô viết và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đang đi trên những con dường khác nhau để tiến lên thiên đàng cộng sản, và vì vậy mà tranh cãi với nhau, nên người Mỹ cư xử theo khẩu hiệu “kẻ thù của kẻ thù mà bạn của tôi” và đã tiến gần tới Trung Quốc dưới thời tổng thống Nixon lúc đó. Liên minh Trung Quốc – Hoa Kỳ này kéo dài đúng hai mươi năm – cho tới khi cuộc Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989. Rồi Liên bang Xô viết sụp đổ. Mặt trận hệ tư tưởng – ở đây là thế giới tự do, ở đó là thế giới cộng sản – thuộc về quá khứ. Vì vậy mà Hoa Kỳ không còn cần Trung Quốc như là đồng minh trong cuộc chinh chiến chống vương quốc Xô viết xấu xa nữa.
Sau 1989, một thời kỳ rất mâu thuẫn của quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu, cái mà nhiều nhà quan sát Hoa Kỳ mô tả với từ congagement. Từ mới này là một sự lai ghép từ containment und engagement, tức là ngăn chận và ràng buộc.
Mâu thuẫn này là hậu quả từ sự lưỡng lự của giới lãnh đạo Mỹ trong việc họ cần phải đối xử như thế nào với Trung Quốc ngày một mạnh lên. Trung Quốc đối với họ không phải là bạn mà cũng không phải là thù. Và Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đồng thời là đối tác, nhưng cũng là kình địch. Dù là Bill Clinton, George W. Bush hay Barack Obama – tất cả ba tổng thống Hoa Kỳ đều không có đường lối rõ ràng trong chính sách Trung Quốc của họ. Clinton và Bush, vào đầu nhiệm kỳ của họ, đã nện vào Trung Quốc, để rồi trong những năm sau đó càng lúc càng thân thiện hơn. Ở Obama thì ngược lại. Vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã cố gắng đi theo một đường hướng ôm ấp với Bắc Kinh (cái tuy vậy đã không nhận được nhiều tình yêu thương đáp trả từ ở đó), để rồi quay sang một đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Obama sẽ hành động như thế nào đối với Trung Quốc trong nhiệm kỳ thứ hai của ông? Quan hệ sẽ có nhiều xung đột hơn, ngay cả khi các bộ trưởng mới của ông John Kerry (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) và Chuck Hagel (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) là bồ câu nhiều hơn là diều hâu. Vì Obama muốn mở rộng hoạt động của người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Ông đã tuyên bố điều đó váo cuối nhiệm kỳ đầu của ông. Bây giờ thì ông muốn để cho hành động đi theo lời nói trong nhiệm kỳ thứ hai của chính phủ ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét