Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

CHIẾN TRANH LẠNH - phần 16

Giành ngôi cường quốc thế giới: Trung Quốc chống Hoa Kỳ

“Các nhà chiến lược của cả hai nước đều lập kế hoạch với khả năng của một cuộc chiến Hoa Kỳ – Trung Quốc.” Gideon Rachman, bình luận trưởng của Financial Times.
Trong lịch sử thế giới, bao giờ cũng có cường quốc đến và cường quốc đi. Robert Gilpin gọi đó là “Chu kỳ bá chủ”. Thế giới – nhà chính trị học người Mỹ nói như vậy – phải chịu lời nguyền của một cuộc cạnh tranh liên tục giữa các cường quốc. Lúc nào cũng có người bảo vệ quyền lực và kẻ thách thức đứng chống nhau. Đã như thế rồi ngay từ trong nước Hy Lạp cổ xưa, khi Sparta đứng dậy chống Athena. Và ngày nay cũng thế, khi Trung Quốc tấn công vị thế của Hoa kỳ như là cường quốc đứng đầu thế giới.
Thường – và đó là điều nguy hiểm ở tình huống này – thì những lần chuyển đổi quyền lực như thế này được đi kèm bởi xung đột quân sự. Vì vậy mà hiện nay nhiều nhà quan sát tình hình thế giới đưa ra câu hỏi đầy lo lắng: Lần tranh giành quyền lực này giữa cường quốc thế giới cũ và mới, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có diễn ra trong hòa bình hay không?
Nếu hỏi những người đang nắm quyền lực của hai cường quốc thì người ta sẽ nghe được những từ ngữ giận dữ. “Trung Quốc không bao giờ hướng tới quyền bá chủ”, Tập Cận Bình, sếp Đảng và nhà nước mới tuyên bố khi ông lần đầu tiên gặp khách nước ngoài sau khi lên ngôi vào đầu tháng Mười Hai 2012. “Chúng tôi không phải là một mối đe dọa quân sự cho Trung Quốc”, theo chính phủ Obama.
Cả hai tuyên bố có thể là nghiêm túc, nhưng chúng không nhận ra rằng cả hai quốc gia này đã bị giam giữ trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan kinh điển. Ai cũng tin rằng những cố gắng về mặt quân sự của mình chỉ thuần túy là để tự vệ, nhưng người kia thì lại cảm nhận chúng như là một sự công kích. Josef Braml từ Hội Đức về Chính sách Đối ngoại (Deutsche Gesellschaft für Auswärtige Politik – DGAP) nói: “Khi chúng ta nhìn Trung Quốc như là một mối đe dọa về quân sự thì nó sẽ trở thành một mới đe dọa.” Hiện tượng này có tên là self-fulfilling prophecy.
Từ Trung Quốc cũng như từ Hoa Kỳ, mới nguy hiểm của sự leo thang này bị phớt lờ một cách ngang ngạnh. Họ cứ tiếp tục đường lối đối đầu của họ. Trung Quốc vẫn tiếp tục vươn tới vị thế bá quyền trong khu vực, tức là đi theo một học thuyết Monroe không được nói ra. Người Trung Quốc muốn là ông chủ trong ngôi nhà châu Á. Trong lúc đó, người Mỹ hiện đang sống cùng xem họ như là những người đang xâm nhập vào, những người không thuộc vào trong đó. Vì vậy mà họ cố gắng, ngay cả khi họ không nói ra điều đó, giữ không cho người Mỹ vào ít nhất là phần phía Tây của Thái Bình Dương và phát triển những vũ khí tương ứng để đạt tới điều đó.
Hoa Kỳ chống lại việc đó. Họ không muốn và cũng sẽ không rời bỏ vùng phía Tây của Hawaii một cách hòa bình. Còn ngược lại là đàng khắc: Sau khi chấm dứt những cuộc phiêu lưu về quân sự ở Cận Đông hay không bao lâu nữa sẽ chấm dứt, họ lại quay lại với vùng Thái Bình Dương nhiều hơn. Khẩu hiệu của Obama: Viễn Đông thay vì Cận Đông.
Hải quân Hoa kỳ ở Thái Bình Dương sẽ được tăng cường trong những năm tới đây. Ngoài ra, Hoa Kỳ liên minh với những bãn bè cũ và mới xung quanh Trung Quốc, để cho giới lãnh đạo của nước này có ấn tượng bị nước Mỹ bao vây.
Đó là một sự phát triển nguy hiểm, cái đang diễn ra trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu cuộc Chiến tranh Lạnh thứ nhì trở thành một cuộc chiến tranh nóng thì nó sẽ xảy ra ở trong vùng này. Ngoại trừ trường hợp các đối thủ nhớ lại lịch sử, cái có sẵn và đầy đủ các ví dụ xấu cho những lần chuyển tiếp đầy khó khăn từ cường quốc thế giới cũ sang cường quốc thế giới mới.

Khi thế lực trỗi dậy gặp thế lực suy giảm

Trong phần ba cuối cùng của thế kỷ 19, Liên hiệp Anh là một cường quốc. Đế quốc Anh bao gồm một phần lớn thế giới. Đất nước này thời đó là quốc gia công nghiệp dẫn đầu và sỡ hữu đội tàu thương mại và tàu chiến lớn nhất.
Trên các đại dương, người Anh không có một đối thủ đáng gờm nào.
Thế như vào cuối thế kỷ 19 có một đối thủ lớn lên hết sức nhanh chóng trên châu Âu lục địa – Đế chế Đức. Nó rượt đuổi thật nhanh về kinh tế. Và song song với đó, nước Đức tăng cường vũ trang. Người ta đặc biệt chú ý mở rộng hải quân. Người thúc đẩy sự phát triển này là Đại đô đốc Alfred von Tirpitz, người tring tháng Sáu 1897 được bổ nhiệm làm quốc vụ khanh của Cơ quan Hải quân Đế chế [tương đương với Bộ Hải quân]. Ông là một người theo trường phái Maha, tức là một người ủng hộ cho sức mạnh của hải quân. Trong tháng Sáu 1900, Quốc hội [Đế chế Đức] dựa trên lời đề nghị của cơ quan ông đã thông qua việc tăng gấp đôi hạm đội Đức. Liên hiệp Anh chấp nhận lời thách thức đó và phản ứng bằng cách đóng nhiều tàu chiến thật to theo kiểu mới, cái mà người Anh đặt cho cái tên là Dreadnought (Không sợ gì). Một gia đoạn tăng cường vủ trang trên biển bắt đầu. Kết thúc cay đắng của nó thì đã biết – cuộc Đệ Nhất Thế chiến.
Nhiều sử gia và chính khách so sánh tình hình của thời đó với tình hình của ngày hôm nay. Lần này thì chỉ khác về nhân vật. Trung Quốc đang trỗi dậy gặp nước Mỹ đang suy yếu. Nước Mỹ đóng vai trò của Liên hiệp Anh, Trung Quốc vai trò của nước Đức. Cố vấn chính trị người Mỹ và cũng là tác già Robert Kagan nhìn thấy những điều tương tự: “Giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn thế giới tương tự như Hoàng đế Wilhelm II đã làm trước đây một thế kỷ.”
Trong lịch sử hay, vâng, thường xuyên xảy ra xung đột khi một cường quốc đang trỗi dậy gặp một cường quốc đang suy tàn. Sử gia giải thích nhiều cuộc chiến tranh với sự chuyển tiếp từ một nhà bá chủ này sang một bá chủ khác. Khi một cường quốc lung lay thì trật tự thế giới mà cho tới chừng đó vẫn còn có hiệu lực cũng sẽ lâm vào tình trạng vô trật tự. Có đủ những ví dụ trong lịch sử cho những đế quốc thất bãi: Đế quốc La mã, Đế quốc Tây Ban Nha, Đế quốc Ottoman và Đế quốc Anh.
Trường hợp đầu tiên diễn ra trong Hy Lạp Cổ đại. Athen thống trị một mình cho tới lúc đó gặp phải Sparta thách thức. Trong thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, Chiến tranh Peloponnesus đã xảy ra, cuộc chiến mà nhà chép sử Hy Lạp Thukydides đã ghi lại một cách đầy ấn tượng. Đó là xung đội quân sự lớn đầu tiên giữa một cường quốc đang trỗi dậy và một cường quốc đang suy giảm. Nhiều cuộc thay đổi quyền lực khác đã tiếp theo sau đó trong diễn tiến của lịch sử.
Phần nhiều đều không diễn ra một cách hòa bình. Cơ hội để mà một chuyển đổi từ một cường quốc thế giới cũ sang một cường quốc thế giới mới diễn ra không có xung đột là 1-2. Thế nào đi nữa thì người ta có được kết quả này nếu như tin vào các nghiên cứu của nhà chính trị học Harvard Graham Allison. Ông nghiên cứu trong thời gian từ năm 1500 tất cả các trường hợp mà trong đó một quyền lực đang trỗi dậy thách thức một quyền lực đang thống trị. Kết quả đáng ngại của ông: trong 11 của 15 trường hợp đã dẫn tới chiến tranh.
Có mối đe dọa của một cuộc chiến như thế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hay không?
Có, cũng có. Nhưng giữa hai nước còn có một lý do chiến tranh nữa, cái có một nguồn gốc hoàn toàn khác.

Đài Loan – Yên lặng trước cơn bão?

Đang có im lặng tương đối xung quanh hòn đảo Đài Loan. Đó trước hết là công lao của Mã Anh Cửu, người được bầu lại vào chức vụ tổng thống trong tháng Ba 2012 sau nhiệm kỳ bốn năm đầu tiên. Ứng cử viên này của Quốc Dân Đảng cố tìm sự cân bằng với nước Cộng hòa Dân nhân quá mạnh, vẫn tiếp tục nhìn hòn đảo như là một tỉnh bội phản và rất muốn lấy nó trở về với đất nước khổng lồ.
Mã theo chính sách cân bằng không hướng tới một nền độc lập cho hòn đảo. Đường lối chủ đạo của ông đối với Bắc Kinh là công thức ba không – không thống nhất, không độc lập và không dùng bạo lực. Trong tinh thần của chính sách này, Mỹ đã ký kết không ít hơn là 16 hiệp định với nước Cộng hòa Nhân dân, trong số đó là hiệp định quan trọng nhất: The Economic Cooperation Framework Agreement (ECFA). Dự định sẽ có nhiều ưu đãi về thuế quan và qua đó sẽ còn thúc đẩy nền thương mại vốn đã phát triển mạnh giữa hai nước thêm nữa. Nhưng qua đó, Đài Loan sẽ còn phụ thuộc kinh tế nhiều hơn nữa vào Trung Quốc. Ngay từ bây giờ đã có trên 40% hàng xuất khẩu của Đài Loan đi sang Trung Quốc và Hongkong. Đầu tư bạc tỉ chảy đi theo cả hai hướng. Hiện nay đã có không biết bao nhiêu là chuyến bay trực tiếp giữa Đài Loan và Trung Quốc. Doanh nhân cũng như khách du lịch không còn phải đi vòng vất vả qua Cảng hàng không Hongkong nữa.
Tức là tất cả đều tốt đẹp giữa Cộng hòa Trung Hoa, như Đài Loan chính thức tự gọi họ, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? Xin hãy cẩn thận, đó có thể là một sự yên lặng lừa dối.
Cả hai bên đều có quân đội được vũ trang cao, ngay cả khi Quân đội Giải phóng Nhân dân có lợi thế thấy rõ. Từ 14.000 tới 16.000 tên lửa trên lục địa được hướng tới Đài Loan. Để đối phó với kho vũ khí này, người Đài Loan trước sau vẫn phải dựa vào những xuất khầu vũ khí từ Hoa Kỳ. Chính phủ Đài Loan thường xuyên đưa ra danh sách muốn có tại Washington. Không phải tất cả các ý muốn đều được toại nguyện, nhưng Hoa Kỳ thường xuyên cung cấp vũ khí cho hòn đảo nhỏ. Trong lúc đó, luôn có những tiếng thét vang giống như phản xạ từ người Trung Quốc, khi người Mỹ cung cấp. Cũng như lần mua bán vũ khí mới đây với số tiền là sáu tỉ dollar. Lư Minh Phúc, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Quốc gia, hỏi: “Tại sao các anh bán vũ khí cho Đài Loan? Chúng tôi cũng không bán vũ khí cho Hawaii.”
Cho tới chừng mào mà đôi bên cứ tiếp tục tăng cường vũ trang thì mối nguy hiểm của một cuộc chiến là có thật. Vấn đề trong lúc đó là cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không kiểm soát được nhân vật quyết định thứ ba, tức là chính phủ Đài Loan và cuối cùng là người dân Đài Loan. Chính phủ Quốc Dân Đảng hiện nay đang theo đuổi một đường lới mang tính hòa giải, vâng, gần như là âu yếm với Bắc Kinh. Nhưng ai có thể bảo đảm rằng vẫn sẽ như vậy? Điều gì sẽ xảy ra khi Đảng Dân chủ Tiến Bộ (Democratic Progressive Party – DDP) đối lập cầm quyền tại lần bầu cử tới đây?
Tuy DDP cũng cải thiện quan hệ của họ với lục địa. “Trung Quốc đang thay đổi, vì vậy mà DDP cũng không nên có ý rằng nó không cần phải thay đồi”, chủ tịch đảng đương nhiệm Tô Trinh Xương nói. Ông Tô thực tế được bầu làm chủ tịch cho tới tháng Năm 2014. Nhưng không chắc chắn là ông sẽ đứng ra tranh cử vào lần bầu cử tới đây trong năm 2016. Trong DDP còn có những lực lượng mạnh, ủng hộ một nền độc lập cho hòn đảo. Nếu các lực lượng này giành được quyền kiểm soát trong DDP và rồi tiếp theo sau đó là trong lần bầu cử tổng thống thì rồi chúng ta sẽ có một Casus belli [hành động gây ra chiến tranh]. Và rồi Hoa Kỳ sẽ bị bắt buộc. Vì Taiwan Relations Act. Nó buộc người Mỹ phải giúp đỡ trong trường hợp có xung đột quân sự.
“Những người bạn của chúng ta ở Trung Quốc không nên đánh giá quá thấp tình cảm chúng ta giành cho Đài Loan”, Richard Bush và Michael O’Hanlon, chuyên gia Á châu tại Brookings Institution, viết trong quyển sách A War Like No Other của họ. Người Mỹ ủng hộ Đài Loan dân chủ, ngược lại, đối với nước Cộng hòa Nhân dân độc tài thì họ có một quan hệ rất căng thẳng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét