Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

CHIẾN TRANH LẠNH - tiếp theo và hết

Lời tiên đoán tối tăm về một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhì có buộc phải thật sự xảy ra hay không? Có bắt buộc phải dẫn tới một cuộc xung đột vũ trang trong vùng khủng hoảng mới của Tây Thái Bình Dương hay không? Hay có những khả năng có thể ngăn chận kịch bản Worst Case này?
Có chúng. Nhưng phải thay đổi nhiều thứ và việc này nên xảy ra đồng thời, và là cả ở những nhân vật đang hoạt động (đó trước hết Trung Quốc và Hoa Kỳ),  cũng như ở nhân vật cho tới nay vẫn không hoạt động EU.
Đầu tiên, Phương Tây phải giải quyết vấn đề về tính cách của mình. Trong tròn 250 năm vừa qua, Phương Tây đã vượt trội hơn tất cả các vùng khác của thế giới này – về kinh tế, công nghệ và quân sự. Lúc đầu, người Anh là cường quốc thống trị thế giới, rồi tới người Mỹ. Thế nhưng những người này đang ở trong một tình trạng suy tàn tương đối từ nhiều năm nay, cái đã tăng tốc thêm một lần nữa sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Phương Tây và đặc biệt là Hoa Kỳ đã không chấp nhận việc đang mất dần tầm quan trọng này, và vẫn còn cảm thấy mình đang ở trong một vị trí của kẻ mạnh. Nhiều người Mỹ trước sau vẫn còn suy nghĩ giống như cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hillary Clinton: “Tôi biết rằng người ta hoài nghi vị thế cường quốc thế giới của chúng ta. Đó là một bài ca mà cứ vài năm là lại được hát một lần. [Nhưng] khả năng của chúng ta, luôn bước ra khỏi một cuộc khủng hoảng với sức lực mạnh hơn, là độc nhất vô nhị trong lịch sử hiện đại.” Câu khẩu hiệu là: Chúng ta đã luôn thành công, tức là lần này chúng ta cũng sẽ thành công..
Ngược với tính lạc quan nội tại này của các chính trị gia Mỹ, các nhà chiến lược của các mật vụ Mỹ phán xét gần hiện thực hơn một chút. Như National Intelligence Council đã nhận dịnh trong Global Trends 1030 – đã được xuất bản trong tháng Mười Hai 2012: “Pax Americana đang nhanh chóng tiến tới kết cuộc của nó.”
Chúng ta ở Phương Tây, tức người Mỹ và người Âu, cuối cùng cũng phải nhận thức rằng chúng ta đang ở trong một giai đoạn suy tàn tương đối. Điều đó không có nghĩa là chúng ta đứng nhúng nhường xếp hàng chào tại lần suy tàn của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải học cách đối phó với nó. Quản lý thành công lần suy tàn của châu Âu, chuyên gia đối ngoại Eberhard Sandschneider đã gọi điều đó nhu vậy.
Trong lúc đó, chúng ta nên nhìn vào hiện thực. Và bây giờ thì hiện thực, dù chúng ta có thích nó hay không, là điều này: Trung Quốc ngày một mạnh hơn về kinh tế, trữ những lượng tiền khổng lồ, cũng rút ngắn khoảng cách cả về công nghệ và tiếp tục tăng cường vũ trang. Trong một sự pha trộn của kiêu căng và không am hiểu, chúng ta cảm thấy khó chấp nhận được sự phát triển này.
Từ nhiều năm nay, các nhà tận thế của Phương Tây đã phỏng đoán lần sụp đổ về kinh tế và chính trị của hệ thống ở đó. Những người có ý tốt ở Phương Tây dựa trên cách thức đã được thử thách trong cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất “biến đổi qua thương mại”. Trung Quốc càng được tích hợp vào nền kinh tế thế giới (hoạt động theo các quy luật của Phương Tây) thì nó sẽ càng trở nên giống Phương Tây. Cho tới nay thì cả hai điều này đã không xảy ra. Trung Quốc không sụp đổ mà cũng không bị Tây Phương hóa.
Trung Quốc là một cường quốc sui generis [loại mới], hoạt động cả theo hinh thức kinh tế thị trường lẫn can thiệp trên bình diện nhà nước, và có cấu trúc đồng thời là tư bản (kinh tế) lẫn lêninít (chính trị). Chúng ta ở Phương Tây phải học cách sống với Trung Quốc có đầu giống thần Janus [trong thần thoại La Mã, có hai mặt] này. Chỉ là làm sao? Trong hòa bình hay trong xung đột?
Hiện nay, cả hai – thế lực dẫn đầu Phương Tây Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một mạnh hơn – đang đi theo đường hướng xung đột. Đó là một chính sách sai lầm và nguy hiểm. Henry Kissinger đã đúng khi ông nói. “Hoa Kỳ không nên tiếp nhận sự xung đột như là chiến lược được lựa chọn của họ.” Bậc thầy về chiến lược này vì vậy mà ủng hộ cho một Pacific Community, bao gồm cả Trung Quốc chớ không loại trừ nó. Chuyên gia chính trị người Úc Hugh White cũng có suy nghĩ tương tự, người đề ngị một Sino-US-Condominium. Nhưng không nên hiểu đó là một G2, đã từng được Fred Bergsten nghĩ tới và đã tìm được một vài người ủng hộ như Zbigniev Brezinski và cựu giám đốc Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick. Ý tưởng lưỡng cực này đã nhanh chóng biến mất khỏi chương trình nghị sự chính trị vì phần còn lại của thế giới không muốn cúi mình xuống dưới sự áp đặt của hai cường quốc.
Sự cộng tác của cường quốc cũ và mới – và đó là ý tưởng của Kissinger – cần được giới hạn ở khu vực Thái Bình Dương. Thế nhưng điều này đòi hỏi cả hai bên phải thay đổi hoàn toàn cung cách cư xử. Hoa Kỳ cần phải giảm bớt phô diễm sức mạnh quân sự của họ ở châu Á. Trung Quốc ngược lại phải chấm dứt các trò chơi bắp thịt của mình ở Biển Đông. Thay vì tàu thuyền và máy bay, người Trung Quốc tốt hơn nên gởi phái viên tới bàn thương  lượng. Và ở đó cần nên thảo luận đa phương, chứ không phải – như Trung Quốc muốn – song phương. Ngoài ra, như là biện pháp gây tin tưởng, Trung Quốc cuối cùng cũng phải tạo sự munh bạch trong chính sách quân sự và vũ trang của mình.
Cả hai thế lực sẽ khó mà lui lại. Nhưng một thế lực thứ ba có thể giúp họ trong lúc đó. Ví dụ như châu Âu. Châu Âu? Liên minh châu Âu có thể nào hay cần phải đóng một vai trò “ở dưới đó” không. Chúng ta [người Âu] – bây giờ nhiều người sẽ nghĩ và nói – không phải là một thế lực ở Thái Bình Dương. Chúng ta không có lợi ích chiến lược ở đó. Nhưng chính vì không có tham vọng chiến lược và động cơ được che dấu mà EU tựa như được định trước cho vai trò của một người môi giới trung thực trong vùng.
Tại nhiệm vụ làm trung gian này, châu Âu có thể chào mời nhiều điều, đặc biệt là việc người ta có thể giải quyết các xung đột xuyên biên giới như thế nào. Chỉ cần nhắc lại Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu, cái trong thời của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ nhất đã đóng một vai trò không phải là không quan trọng và đã góp phần cơ bản vào việc làm giảm bớt căng thẳng của xung đột Đông-Tây. Tại sao lại không sáng lập một hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Á?
Vì châu Á thiếu một cấu trúc an ninh./.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” [“Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp – Trung Quốc chống Phương Tây”]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét